n thế giới có tác dụng đối vớCrila là viên thuốc đầu tiên trêi bệnh u xơ tử cung và là một trong ba viên thuốc điều trị Phì đại lành tính tuyến tiền liệt

Bệnh u xơ tử cung

Người biến cỏ hoang thành dược liệu quý

09/06/2016


crila 113Đã hơn 20 năm qua, cứ vào dịp cuối năm, các nhà khoa học nữ Việt Nam lại chờ đón sự kiện rất quan trọng: Chân dung chủ nhân của giải thưởng Kovalevskaia. Năm nay, giải thưởng cao quý này đã thuộc về nữ tiến sĩ y khoa Nguyễn Thị Ngọc Trâm với công trình điều chế Crila, một loại dược liệu dùng để chữa trị chứng bệnh nan y: phì đại lành tính` tuyến tiền liệt ở nam giới và u xơ tử cung ở phụ nữ từ cây trinh Nữ Hoàng Cung, một loài cỏ hoang mọc rất nhiều ở bờ bụi nước ta từ Nam chí Bắc. Nhân dịp này, phóng viên báo khuyến học & Dân trí đã có cuộc trò chuyện về giá trị khoa học, kinh tế cũng như quá trình tìm tòi của Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm.

Dược liệu quý hiệu quả chữa trị đạt gần 80%

Kovalevskaia là một giải thưởng lớn chỉ dành cho những nhà khoa học nữ có công trình có giá trị cao. Công trình khoa học của bà là nghiên cứu và phát triền dược liệu Crila. Vậy bà cho biết giá trị của Crila là gì?

Crila là một loại thuốc chiết xuất từ thảo dược, cụ thể là cây Trinh nữ hoàng cung. Đây là loại thuốc chế tạo từ thảo dược đầu tiên trên thế giới có thể chữa chứng phì đại lành tính tuyến tiền liệt lành tính và cả bệnh u xơ tử cung ở phụ nữ mà không cần phương pháp phẫu thuật can thiệp. Ngoài ra, viên nang Crila có tác dụng điều trị hỗ trợ cho các bệnh nhân ung thư, hỗ trợ điều trị kích thích hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cơ thể để chống lại sự sản sinh của tế bào ung thư và di căn sau khi phẫu thuật.

Giá thuốc cũng rất rẻ, giá thành lúc sản xuất chỉ là 1.200 đồng/viên. Người bệnh dùng mỗi ngày 8 viên, dùng từ 60 – 80 ngày là khỏi. So với các loại thuốc ngoại cùng công dụng chữa chứng phì đại tuyến tiền liệt như thuốc Tadenan của pháp có giá là 8.000 đồng/viên; thuốc Finasterif có giá 34.000đồng/viên thì nó rất rẻ. Về tác dụng thì Tadenan chỉ giải quyết vấn đề cải thiện tiểu tiện, không có tác dụng giảm kích thước tuyến tiền liệt, thuốc Finasterif có tác dụng giảm kích thước tuyến tiền liệt nhưng không có tác dụng cải thiện tiểu tiện; đồng thời, hai loại thuốc này phải dùng suốt đời. Trong khi đó, Crila chữa trị được cả hai và chỉ dùng trong thời gian ngắn. Dùng Crila cũng rẻ hơn rất nhiều so với phương pháp phẫu thuật. Vì một ca phẫu thuật có giá từ bốn đến tám triệu đồng, chưa kể đến những biến chứng sau phẫu thuật, chi phí hỗ trợ, chăm sóc khác.

Theo tôi được biết thì không có bất cứ một loại dược phẩm nào đạt kết quả chữa trị 100%. Vậy con số này ở Crila là bao nhiêu?

Sau khi thử nghiệm sản phẩm này trên động vật cho những kết quả tốt, chúng tôi đã tiến hành sử dụng chữa trị cho các bệnh nhân có khối u xạ tuyến tiền liệt, kết quả rất khả quan. Qua đánh giá của các hội đồng khoa học thì hiệu quả chữa trị của loại thuốc này đạt đến 79,5%. Kết quả nghiên cứu và thử nghiệm cũng cho thấy viên nang Crila không ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch và cao huyết áp, an toàn cho người sử dụng.

Nhưng thưa bà, trong bài thuốc dân gian lại nói Trinh nữ hoàng cung có khả năng gây vô sinh ?

Đây là sự nhầm lẫn về loài cây đó. Riêng loài cây này không phải là cây Trinh nữ hoàng cung là một loài cỏ hoang có nguồn gốc từ Campuchia, bề ngoài rất giống Trinh nữ hoàng cung.

Trinh nữ hoàng cung có đến 20 giống khác nhau. Do đó, việc phân biệt cây nào là cây Trinh nữ hoàng cung cũng là vấn đề khó khăn nhất trong nghiên cứu và tôi đã phải mất nhiều năm, thử nhiều cách, cuối cùng phải dùng phương pháp thử nghiệm ADN bằng máy móc tân tiến ở đại học Kỹ thuật Sophia (Bulgaria) mới xác định được chính xác loại cây nào là Trinh nữ hoàng cung. Do đó, tốt nhất là đừng nhận biết cây Trinh nữ hoàng cung bằng cảm quan rồi dùng bừa, vì rất nguy hiểm.

Tôi chỉ mới nghiên cứu phần lá của cây Trinh nữ hoàng cung và dược liệu Crila đã ra đời. Tiếp theo, tôi sẽ nghiên cứu hoa và củ của nó. Hứu hẹn còn nhiều loại dược liệu quý sẽ được chiết xuất từ cây Trinh nữ hoàng cung. Chúng tôi sẽ sớm công bố các kết quả nghiên cứu này.

Khó khăn nhất là sự hoài nghi từ đồng nghiệp

Tác giả của ý tưởng chiết xuất dược liệu từ cây Trinh nữ hoàng cung đuợc ví là “lãng mạn hơn cả…nhà thơ”. Vì đâu bà lại có ý tưởng này và kiên nhẫn theo đuổi suốt 15 năm qua?

Tôi là nhà khoa học và bệnh u xơ tử cung và phì đại lành tính tuyến tiền liệt là hai căn bệnh nan y, rất khó chữa trị và tốn kém nhưng lại khá phổ biến. Dựa vào kiến thức của mình, tôi được biết có nhiều phương thuốc dùng cây Trinh nữ hoàng cung để chữa trị chứng phì đại lành tính tuyến tiền liệt và hạn chế ung thư di căn. Do đó, tôi bắt đầu nghiên cứu loại cây này.

Khi phát hiện dược tính quý giá của nó, tôi kiên trì đeo đuổi suốt 15 năm trời vì mong muốn Việt Nam ta có một loại thuốc được chiết xuất từ thảo dược mà thế giới phải công nhận. Và cuối cùng năm 2005, Bộ Y Tế đã cấp phép cho lưu hành loại thuốc này trên thị trường.

Khó khăn lớn nhất của các công trình nghiên cứu khoa học là tài chính, đặc biệt với các nhà khoa học Việt Nam. Bà có vấp phải khó khăn này?

Nhà khoa học thì thường không có nhiều tiền nhưng rất may là tôi công tác tại trường Đại học kỹ thuật Sophia nên cũng có nhiều điều kiện để nghiên cứu và có thêm kinh phí từ nguồn lương ở đây. Còn trung tâm nghiên cứu dược liệu Crila chỉ ra đời khi viên thuốc Crila hầu như đã được nghiên cứu thành công. Cho nên với tôi khó khăn lớn nhất không phải là tiền mà là sự hoài nghi của giới y học nước nhà. Ngày đó chẳng mấy ai tin là có loại thuốc chiết xuất từ dược liệu đông y lại chữa được chứng u xơ tử cung và phì đại tuyến tiền liệt, dù tôi đã thử nghiệm thành công trên động vật và cả trên cơ thể người ở nước ngoài.

Nhưng kết quả là…?

Phải tốn nhiều năm thuyết phục, Crila mới được cho phép thử nghiệm chữa trị cho bệnh nhân ở Việt Nam. Hội đồng khoa học cấp Nhà nước đã thẩm định, đánh giá cao và xem đây như là một trong những thành tựu lớn của nền y học Việt Nam: ” Thuốc đã chứng minh rằng từ thảo dược có thể chiết xuất các chất có hoạt tính sinh học kích thích hệ miễn dịch hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn chặn sự tạo mạch của tế bào ung thư và các bệnh khối u lành tính khác”.

Ở ta, làm nhà khoa học đã khó, làm nhà khoa học nữ càng khó hơn. Bà đã giải quyết khó khăn này như thế nào ?

Tôi có hai con gái. Đến nay chúng đều đã trưởng thành và đủ trí lực để tự lập, có thể nói là khá thành đạt. Có được điều đó là nhờ vào sự hỗ trợ lẫn nhau của mọi thành viên trong gia đình. Đặc biệt là chồng tôi đã ủng hộ tôi hết mình nên khó khăn về tài chính mới được giải quyết. Và công việc nhà cũng được chia sẻ nên tôi bớt đi nhiều gánh nặng mà chuyên tâm vào công tác nghiên cứu. Tôi cũng xác định ngay từ đầu, sự nghiệp nghiên cứu là lâu dài cho nên phải cố gắng, chịu khó chịu khổ và phải biết cân đối với cuộc sống riêng. Nhờ đó mà tôi có thể đeo đuổi công trình này lâu dài.

Xin hỏi một câu thành thực, bà đem lại “vinh quang” cho loài cây hoang dại có cái tên thơ mộng và quý tộc “Trinh nữ hoàng cung” hay Trinh nữ mang lại vinh quanng cho bà?

Tôi nghĩ cả hai (cười). Thực ra, giải thưởng kovalevskaia xét tặng cho tôi là dựa vào đánh giá cả thời gian 35 năm nghiên cứu khoa học với rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Trong đó, nghiên cứu phát triển dược liệu Crila là công trình tiêu biểu nhất. Giải thưởng này là một sự khích lệ rất đặc biệt đối với tôi, giúp tôi có thêm niềm vui để tiếp tục nghiên cứu và cống hiến. Vì tôi biết những cống hiến của mình được xã hội ghi nhận còn vinh quang thì ai nghĩ thế nào thì nghĩ.

Xin cảm ơn bà.

Tùng Nguyễn