n thế giới có tác dụng đối vớCrila là viên thuốc đầu tiên trêi bệnh u xơ tử cung và là một trong ba viên thuốc điều trị Phì đại lành tính tuyến tiền liệt

Bệnh u xơ tử cung

Mượn danh nhà khoa học, quảng cáo nhập nhèm

04/07/2020

Thời gian gần đây, trên một số tờ báo có đăng thông tin quảng cáo một sản phẩm giúp “đẩy lùi u xơ tử cung, u nang buồng trứng” từ cây trinh nữ hoàng cung, nhưng trong bài quảng cáo lại mượn danh, uy tín, công trình nghiên cứu của TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm – tác giả công trình khoa học, nghiên cứu thành công tạo ra thuốc Crila đã được vinh dự nhận giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt năm 2014 do Bộ Y Tế chứng nhận. Việc lập lờ này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của nhà khoa học dày công nghiên cứu về hoạt chất của cây Trinh nữ Crila, mà quan trọng hơn là gây sự hiểu lầm, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người tiêu dùng.

“Râu ông nọ cắm cằm bà kia”

Ngày 18/05/2015 TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm đọc được thông tin quảng cáo đăng tải trên một tờ báo có nội dung nói về tác dụng của cây Trinh nữ hoàng cung với bệnh u xơ tử cung. Cùng nội dung quảng cáo này các báo khác đăng tải từ ngày 13/05/2015 đến ngày 20/05/2015. Điều đáng nói là trong phần nội dung của mẩu quảng cáo này người viết đã gắn công trình nghiên cứu của TS Trâm, lời nói lưu ý của bà với tên sản phẩm và hình ảnh cây thuốc không phải do bà nghiên cứu.

TS Trâm khẳng định: “Loại cây và sản phẩm trong bài quảng cáo trên các báo trong thời gian từ ngày 13/05/2015 đến ngày 20/05/2015 không phải thuộc công trình nghiên cứu khoa học của tôi”.
Sau khi phát hiện sự việc trích dẫn sai kết quả nghiên cứu của mình, TS Trâm đã liên lạc với các báo để đề nghị dừng đăng mẫu quảng cáo này.

Nhiều thông tin sai lệch cần chấn chỉnh

Theo TS Trâm, sai phạm thứ nhất, hình ảnh cây Trinh nữ hoàng cung được đăng quảng cáo trên một số báo không phải là cây thuốc mà bà đã nghiên cứu. “Cây Trinh nữ hoàng cung tôi nghiên cứu từ năm 1990 đến nay là một thứ mới của loài Trinh nữ hoàng cung có ở Việt Nam được đặt tên khoa học là Trinh nữ Crila (Crinum latifolium L. var.crilae Tram & Khanh). Cây thuốc này do tôi đã phát hiện trong tự nhiên, nghiên cứu, thuần hóa và đã được đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Trinh nữ Crila (Crinum latifolium L. var.crilae Tram & Khanh) là nguyên liệu để sản xuất sản phẩm thuốc Crila điều trị u xơ tử cung và phì đại lành tính tuyến tiền liệt”. TS Trâm đã được vinh dự nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2006, giải thưởng nhà nước về Khoa học và công nghệ năm 2010 cho cụm công trình nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung”.

Sai phạm thứ hai, người viết lồng trong bài thông tin để quảng cáo cho sản phẩm của họ, nhưng rất mập mờ, dễ khiến người tiêu dùng hiểu nhầm rằng sản phẩm của TS Trâm nghiên cứu có kết hợp với một số thành phần khác. “Tôi khẳng định chắc chắn rằng sản phẩm thuốc Crila do tôi nghiên cứu chỉ có thành phần là lá cây Trinh nữ Crila là một thứ mới của loài Trinh nữ hoàng cung có ở Việt Nam, không kết hợp thêm thành phần nào khác. Việc phối hợp cây trinh nữ hoàng cung với các cây khác cần phải nghiên cứu, không thể phối hợp cây trinh nữ hoàng cung với cây khác. Bởi vì sự phối hợp này làm mất tác dụng chữa bệnh của cây trinh nữ hoàng cung và tạo các chất độc hại cho cơ thể. Ngoài ra GS. TS Phạm Thanh Kỳ đã viết trên báo An Ninh Thủ Đô ngày 21/05/2013: “Không phải cứ phối hợp các vị thuốc với nhau là có sản phẩm tốt. Việc phối hợp các dược liệu với nhau phải được nghiên cứu, chứng minh cụ thể là dựa trên cơ sở nào, thử nghiệm kết quả ra sao. Không phải cứ phối hợp các vị thuốc với nhau là có sản phẩm tốt được”

Sai phạm thứ ba, về thông tin bài quảng cáo nêu “TS Trâm lưu ý, chỉ có MỘT SỐ loại cây Trinh nữ hoàng cung là có tác dụng chữa bệnh, do đó cần phân biệt được CÁC loại cây này. Hiện nay có nhiều người dân nghe truyền miệng về tác dụng của cây Trinh nữ hoàng cung đã đi hái những lá cây không rõ nguồn gốc về dùng, điều này có thể dẫn đến những hậu quả hết sức tai hại…”, TS Trâm khẳng định: “Tôi hoàn toàn chưa bao giờ nói như vậy! Khi phỏng vấn báo đài hay trả lời thắc mắc bệnh nhân…lúc nào phần lưu ý tôi cũng chia sẻ rằng: “Hiện nay tại Việt Nam có 6 (SÁU) cây náng lá rộng GIỐNG với cây Trinh nữ Crila mà người dân đều gọi là Trinh nữ hoàng cung”. Nếu không chọn đúng nguyên liệu, việc sử dụng chẳng những không hiệu quả, không có tác dụng chữa bệnh mà còn ảnh hưởng đến gan thận và các chức năng khác của cơ thể”.

“Qua đây, để đảm bảo uy tín cho công trình nghiên cứu của TS Trâm và tránh sự nhầm lẫn của người dân về các sản phẩm khác có thành phần Trinh nữ hoàng cung trên thị trường cũng do TS Trâm nghiên cứu như vừa xảy ra và cũng như trong tương lai, đặc biệt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh, TS Trâm đã khẳng định lần nữa: “Hiện nay chỉ duy nhất Công ty TNHH Thiên Dược là doanh nghiệp khoa học công nghệ được quyền sử dụng kết quả cụm công trình nghiên cứu của tôi cho các sản phẩm”.

Theo TS Trâm, việc bài quảng cáo có nội dung lập lờ đăng trên các báo mới đây dẫn thông tin kết quả nghiên cứu của bà về cây Trinh nữ hoàng cung từ đó làm căn cứ chứng minh sản phẩm của họ có tác dụng chữa trị u xơ tử cung là thông tin sai lệch, không chính xác. Việc quảng cáo lập lờ này, ảnh hưởng uy tín nhà khoa học, và nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

ĐÔNG HƯỜNG