n thế giới có tác dụng đối vớCrila là viên thuốc đầu tiên trêi bệnh u xơ tử cung và là một trong ba viên thuốc điều trị Phì đại lành tính tuyến tiền liệt

Bệnh u xơ tử cung

Bệnh u cơ nhẵn tử cung – Tập 2

11/07/2016

Ngoài ra, còn có một số hợp chất khác có tác dụng kháng u, kích thích miễn dịch.

Để chứng minh cơ chế tác dụng của các hoạt chất có trong Trinh Nữ Hoàng Cung cần phải tiếp tục nghiên cứu. Đề tài này đang được chúng tôi nghiên cứu tại Áo.

crila 122

Nghiên cứu thử nghiệm trên người

Đây là một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng, cho bệnh nhân uống thuốc sản xuất từ Trinh Nữ Hoàng Cung để điều trị u cơ nhẵn tử cung,thực hiện tại 3 bệnh viện (Bệnh viện Phụ Sản TW, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Tp.HCM, chủ nhiệm đề tài là PGS.TS Vương Tiến Hòa, Bệnh viện Phụ Sản TW) vì vậy tính đồng nhất có một vai trò hết sức quan trọng, bởi vì kết quả là sự so sánh tự thân trước và sau khi can thiệp. Vì vậy việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu đã được thực hiện chặt chẽ tại ba trung tâm và được thể hiện trong thiết kế nghiên cứu.

– Cả ba trung tâm đều thực hiện theo đề cương đã được thiết kế chi tiết với nhóm nghiên cứu là những cán bộ chuyên khoa phụ sản, còn tại bệnh viện y học cổ truyền cũng là những cán bộ chuyên khoa phụ sản làm về y học cổ truyền.

– Máy móc và trang thiết bị tương đối đồng nhất với các thông số và chuẩn mực tương đồng ở cả 3 bệnh viện.

– Nhóm bác sĩ siêu âm đã cùng nhau thống nhất các quy trình và thao tác xác định các giới hạn và kích thước khi đo nhân, UCNTC, cũng như các đơn vị, cùng hệ thống đo lường các kết quả xét nghiệm sinh hoá và huyết học.

Số người tham gia nghiên cứu của ba bệnh viện là 195 bệnh nhân: Bệnh viện Phụ sản TW có 62 bệnh nhân, Bệnh viện Từ Dũ có 66 bệnh nhân, Bệnh viện Y Học Cổ Truyền có 67 bệnh nhân.

Đặc điểm của bệnh nhân tham gia nghiên cứu

Bệnh nhân có độ tuổi từ 26 đến 55. Có 59,1% từ 41-49 và 18 bệnh nhân có tuổi từ 49 đến 55, những người này kinh nguyệt vẫn bình thường, không có gì đặc biệt. Như vậy trong thực tế có một nhóm người ở độ tuổi tiền mãn kinh có nhu cầu điều trị UCNTC để vừa yên tâm về tinh thần với nỗi lo sợ về u, đồng thời để trì hoãn, chờ u tự thoái triển khi đã mãn kinh. Không có sự khác biệt về tuổi trong nghiên cứu giữa các bệnh viện

Phân tích 179 trường hợp có số liệu đầy đủ về nghề nghiệp (có 16 trường hợp mất số liệu) thì nghề nghiệp của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu chủ yếu là nội trợ (chiếm 29,2%) và cán bộ (25,2%). Về trình độ học vấn, các đối tượng tham gia nghiên cứu ở mọi trình độ học vấn, nhưng chủ yếu từ trung học cơ sở trở lên, 30,3% có trình độ phổ thông trung học, có trình độ cao đẳng đại gọc là 19,5%.

Tiền sử sản phụ khoa

Về tiền sử sản phụ khoa, có một trường hợp chưa lấy chồng, còn các trường hợp khác đã lấy chồng. Số chưa có thai lần nào là 30 trường hợp, chiếm 15,4 %, nhưng số sảy thai chiếm tới 79,5%, có thể có nhiều bệnh nhân chịu hậu quả do UCNTC gây khó khăn về sinh đẻ. Có 41 trường hợp mới có một con, như vậy số người có nhu cầu về sinh đẻ lên tới 37,9%. Số đẻ từ 2 lần trở lên chiếm 61,58%.

Chu kì kinh ngắn nhất là 20 ngày, dài nhất là 60 ngày, chủ yếu là từ 25 đến 30 ngày, một số chu kỳ kinh dài hơn từ 30 đến 35 ngày. Tuổi có kinh sớm nhất là 11 tuổi (2 bệnh nhân) và muộn nhất là 21 tuổi (1 bệnh nhân). Số ngày thấy kinh chủ yếu từ 3 đến 5 ngày (chiếm 84,6%). Đa số bệnh nhân có kinh nguyệt đều (chiếm 80%).

Số bệnh nhân có đau bụng kinh khá nhiều, chiếm 48,7% cũng có thể UCNTC là một nguyên nhân gây rối loạn co bóp tử cung dẫn đến đau bụng khi hành kinh. Lượng máu kinh của các chu kỳ kinh hàng tháng của bệnh nhân trong nghiên cứu ở mức độ vừa chiếm khoảng 1 nửa và 12,8% có lượng máu kinh ra nhiều, nhưng sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê vì đánh giá phụ thuộc vào sự tự nhận định chủ quan của bệnh nhân, với số lượng lớn và nhiều trung tâm thì sự sai lạc không thống nhất là điều đương nhiên, khó có thể tránh khỏi được.

Trong ba tháng gần nhất trước khi uống thuốc Trinh Nữ Hoàng Cung, số bệnh nhân đau bụng kinh tăng lên là 68% so với trước đó là 48,7%. Có 4,6% số bệnh nhân cần phải uống thuốc giảm đau. Như vậy nhu cầu cần phải điều trị trong số bệnh nhân này cũng cao hơn. Số bệnh nhân có lượng máu kinh ra nhiều ở thời gian này là 36,4% tăng hơn trước 12,8%, nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Có một trường hợp 40 tuổi (của bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM) chưa có gia đình, chưa sinh hoạt tình dục, vì vậy kết quả thăm khám lâm sàng phụ khoa chỉ còn 194 trường hợp.

Tiêu chuẩn trong nghiên cứu là các bệnh nhân không mắc các bệnh phụ khoa khác kèm theo, nên khi khám lâm sàng phụ khoa, đều nhận thấy âm hộ, âm đạo cổ tử cung, cũng như 2 phần phụ là bình thường.

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu là những người có kích thước u cơ nhẵn tử cung nhỏ nhất là 20mm, vì vậy thường gặp tử cung có kích thước to, có thể to hơn bình thường, có thể to tương đương bằng thai một tháng, một tháng rưỡi và hai tháng. Tuy nhiên vẫn có một số lớn trường hợp thăm khám nhận thấy kích thước tử cung trong giới hạn bình thường, có thể do UCNTC nhỏ chưa làm thay đổi kích thước tử cung, cũng có thể là nhân xơ dưới phúc mạc không ảnh hưởng đến kích thước tử cung. Bệnh viện y học cổ truyền TP.HCM có số bệnh nhân không thay đổi kích thước tử cung cao, khoảng 90%, điều này có thể được lý giải vì bệnh nhân trong nghiên cứu tại cơ sở này có kích thước u nhỏ (trung bình là 28,3 mm).

Những trường hợp UCNTC phát triển về phía phúc mạc và u to có thể sờ thấy u khi thăm khám, nhưng những u nhỏ hoặc u nằm trong cơ tử cung hay phát triển về phía niêm mạc tử cung không sờ được chiếm 61,9%.

Hiệu quả điều trị của thuốc sản xuất từ Trinh Nữ Hoàng Cung

Thay đổi về kinh nguyệt

Sau điều trị, viên thuốc CRILA (thuốc được sản xuất từ Trinh Nữ Hoàng Cung) không làm thay đổi kinh nguyệt của bệnh nhân bởi vì tính chất đều hay không đều của kinh nguyệt phụ thuộc vào cơ chế điều hoà của trục tuyến yên- buồng trứng, các tác giả nghiên cứu cho rằng với một thời gian điều trị 4 tháng thì thuốc CRILA chưa có tác động đến cơ chế này để làm điều hoà làm cho những người có kinh nguyệt không đều trở lại đều đặn. Tuy nhiên có những thay đổi về lượng máu kinh trong những chu kỳ kinh nguyệt. Sau điều trị, lượng máu kinh đã giảm so với trước và phần lớn trở lại mức độ trung bình như trước khi phát hiện bị UCNTC (từ 54,9% đã tăng lên 92,3%). Số người có lượng máu kinh nhiều trong 3 tháng trước điều trị cũng giảm từ 36,4% xuống còn 1%. Tuy nhiên kết quả này là tự nhận định của bệnh nhân cho nên chắc chắn có sự sai lệch do nhớ lại. Mặt khác, nhóm nghiên cứu cũng không thể đo được lượng máu mất khi hành kinh, bởi vì đây là một việc vô cùng khó khăn, cho nên cũng không có những nhận xét đặc biệt hoặc chính xác về lượng kinh vì phụ thuộc vào sự tự nhận định của bệnh nhân. Nhưng có 1 nhận xét quan trọng là thuốc Trinh Nữ Hoàng Cung (viên CRILA) không làm ra máu giữa kì. Tác dụng làm giảm triệu chứng – đau bụng khi hành kinh của viên CRILA thì do số liệu phân tán, không đủ độ tin cậy, bên cạnh đó, với những người có UCNTC thì thường bị đau bụng kinh do sự cản trở hoặc ảnh hưởng đến sự co cơ tử cung vì vậy không bàn luận mà sẽ đề cập trong nghiên cứu tiếp theo.

Kích thước u trước và sau khi điều trị

Kích thước trung bình u trước và sau khi điều trị: kích thước u lấy vào nghiên cứu của Bệnh viện Phụ sản TW trung bình là 34,3mm, Bệnh viện Từ Dũ có kích thước u trung bình to hơn (41,3mm) và của Bệnh viện Y Học cổ truyền TP.HCM có kích thước trung bình nhỏ nhất: 28,3mm.

Sau khi uống thuốc đợt 1(30 ngày): tương đương sau khi uống hết 210 viên CRILA, bệnh nhân được mời tới khám kiểm tra và nhận thuốc đợt mới. So sánh về kích thước của UCNTC trong lần đầu đến khám, kích thước trung bình của u nhỏ đi từ 34,6mm xuống 30,1 mm.

Sau khi uống thuốc đợt 2 (60 ngày): sau khi uống hết 210 viên đợt 1 và 210 viên đợt 2, bệnh nhân được khám kiểm tra lại. Sự khác biệt về kích thước u ở đợt uống thuốc thứ 2 thể hiện giảm có phần rõ rệt hơn, với kích thước trung bình của u còn 29,4 mm.

Sau khi uống thuốc đợt 3 (90 ngày): bệnh nhân uống hết 630 viên thuốc đến kiểm tra lần cuối trước khi kết thúc nghiên cứu, nhận thấy u giảm đi nhiều với kích thước trung bình của u còn 28,7 mm, sự khác biêt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê. Để đánh giá tác dụng của thuốc trên các kích thước u khác nhau, nhóm nghiên cứu chia kích thước u thành 2 nhóm: từ 2 đến dưới 4cm và từ 4 đến 6cm để phân tích.

Kích thước u từ 2 đến 4 cm trước và sau khi điều trị.

Sau uống thuốc lần 1 kích thước trung bình u từ 29,2 mm xuống còn 26 mm. Từ lần 2 đến lần 3 là 26 mm xuống còn 24,3 mm. Trước và sau khi điều trị kích thước u giảm từ 29,2 mm xuống còn 23,7mm (giảm 5,5 mm). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Kích thước u từ 4 đến 6 cm sau khi điều trị

Sau lần 1 đến lần 2, thuốc có tác dụng làm giảm u với kích thước trung bình của u từ 48,5 mm giảm xuống còn 42,2 mm (giảm 6,3 mm).

Vì tiêu chuẩn chọn mẫu có kích thước u nhỏ, nên trong một thời gian ngắn với 3 liều điều trị thì việc giảm kích thước cũng là khả quan, ngay cả khi u không tiến triển, to thêm cũng là điều đáng mừng để bệnh nhân có cơ may về thai nghén hoặc là yên tâm chờ đợi cho đến khi mãn kinh hoặc là tạo điều kiện tốt hơn cho phẫu thuật.

Mặt khác (dù chỉ có một trường hợp) khi bệnh nhân thiết tha đòi mổ để bóc tách nhân xơ thì u rất dễ bóc khỏi lớp vỏ giống như những trường hợp được sử dụng các chất đồng vận (Zoladex) để chuẩn bị trước khi mổ, do dễ bóc tách cho nên đã làm giảm chảy máu khi bóc nhân xơ.

Hiệu quả điều trị u

Như vậy sử dụng viên CRILA để điều trị UCNTC có hiệu quả đạt tỷ lệ 79,5%, bao gồm:

– Kết quả rất tốt (kích thước u giảm so với ban đầu trên 50% đường kính) chiếm tỷ lệ là 3,6%.

– Kết quả tốt (kích thước u giảm so với ban đầu từ 20-49% đường kính), tỷ lệ 25,6%.

– Kết quả khá (kích thước u giảm so với ban đầu từ 10-19% đường kính), tỷ lệ 19,5%.

– Kết quả đạt (không giảm hoặc giảm không quá 10%): 30,8%

– Không hiệu quả : 20,5%.

Có 20,5% không có hiệu quả, nghĩa là u tăng so với trước khi điều trị, nhưng mức độ tăng không đáng kể, chỉ vài mm so với trước điều trị. Không có trường hợp nào tăng đột biến hoặc có những biến chứng nặng phải can thiệp cấp cứu.

Trường hợp duy nhất mổ bóc tách nhân xơ là bệnh nhân 29 tuổi, điều trị có hiệu quả, giảm u khi điều trị, nhưng do bệnh nhân sốt ruột và gia đình thúc giục nên yêu cầu được mổ bóc tách nhân xơ.

Nhìn chung, u trong toàn bộ nghiên cứu có kích thước giảm sau các đợt điều trị, có những trường hợp giảm rất tốt, biểu hiện ngay đợt điều trị đầu tiên. Bệnh nhân 30 tuổi khám lần 1 kích thước khối u là 36 mm, sau điều trị đợt 1 kích thước u còn lại 12mm, sau điều trị đợt 2 còn 10mm và đợt 3 là 8mm. Một trường hợp khác 38 tuổi ở Quảng Ninh, kích thước u khi khám lần đầu là 35 mm, sau một đợt điều trị còn lại 26mm, sau điều trị đợt 2 còn 18 mm, sau điều trị đợt 3 còn 15 mm.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng thuốc có tác dụng nhiều đối với những u nhỏ (đường kính dưới 6 cm) và nên uống liên tục, từ liều 3 đến khi hết thuốc được 1 tháng kích thước u giảm ít hơn so với sau khi uống thuốc lần 1 và lần 2.

Độ an toàn của thuốc trong điều trị

Thay đổi về mạch và huyết áp


Thay đổi về tần số mạch: tần số mạch giữa các lần uống thuốc không thay đổi. So với trước điều trị thì tần số mạch (80 ± 4,8) cũng không thay đổi theo điều trị (80 ± 4,8). Nghiên cứu của Trần Đức Thọ và Phạm Khánh Biền khi sử dụng viên CRILA điều trị phì đại lành tính tiền liệt cho 50 bệnh nhân nam (tại bệnh viện y học cổ truyền TP.HCM) cũng không thấy thay đổi về tần số mạch. So sánh với nghiên cứu của Trần Thị Loan, huyết áp cũng nằm trong giới hạn bình thường trước và sau điều trị phì đại lành tính tiền liệt bằng CRILA cho 30 bệnh nhân tại Viện y học cổ truyền.

Thay đổi về huyết áp tâm thu (HATT): giữa các lần điều trị không thấy có thay đổi về huyết áp tâm thu so với trước khi sử dụng thuốc. Cũng không thấy có sự thay đổi đáng kể về HATT trước (111 ± 9,5) và sau khi uống thuốc (110,5 ± 8). Nhận xét của nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Đức Thọ và Nguyễn Khánh Biền, cũng như Trần Thị Loan và cộng sự.

Thay đổi về huyết áp tâm trương (HATTr):giữa các lần uống thuốc không thay đổi. So với trước điều trị thì trị số HATTr (70,2 ±7,7) cũng không thay đổi so với kết quả sau điều trị (70,1 ± 7,6).

Thay đổi về xét nghiệm huyết học

Kết quả về xét nghiệm các chỉ số hồng cầu: số lượng hồng cầu qua các đợt điều trị dường như không thay đổi và cũng tương tự như vậy so với trước và sau điều trị. Sự khác biệt giữa các đợt uống thuốc cũng như so sánh trước và sau điều trị không có ý nghĩa thống kê. Khi nghiên cứu tác dụng trên các chỉ số huyết học, nghiên cứu giai đoạn 1 và 2 cũng như của Trần Đức Thọ và Phạm Khánh Biền, Trần Thị Loan và cộng sự cũng có kết quả tương tự như của nghiên cứu này.

Thay đổi các chỉ số bạch cầu giữa các đợt và sau khi điều trị: qua các đợt điều trị, chỉ số bạch cầu thay đổi không đáng kể. Nhận xét này cũng giống như các tác giả khác khi nghiên cứu về Crila trên người và so với nghiên cứu giai đoạn 1 và 2.

Thay đổi số lượng tiểu cầu trước và sau khi điều trị: chỉ số tiểu cầu thay đổi không đáng kể. Các tác giả khác không nghiên cứu về tiểu cầu nên nghiên cứu này không có số liệu để so sánh. Khi sử dụng viên nang CRILA để điều trị UCNTC không làm thay đổi về trị số về tiểu cầu nên không ảnh hưởng đến một trong những yếu tố cầm máu.

Sự thay đổi các chỉ số hemoglobin và hematocrit trước và sau khi điều trị: kết quả xét nghiệm cho thấy không có sự thay đổi về công thức máu ( số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin, hematocrit) của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu.

Thay đổi về chức năng gan

Định giá sự tác động ảnh hưởng đến chức năng gan được thể hiện thông qua chỉ số của 2 men gan là SGOT và SGPT. Giữa các lần điều trị, sự thay đổi của 2 chỉ số này không đáng kể. Với SGOT trước điều trị là 27,7 ± 11,4 và sau điều trị là 26,2 ±10. Cũng tương tự như vậy, với men SGPT, sự thay đổi giữa các lần điều trị cũng như trước và sau điều trị có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Duy nhất có 1 trường hợp có men gan tăng nhẹ, bệnh nhân không có bất kỳ một rối loạn hoặc khó chịu nào trong quá trình điều trị. Như vậy là thuốc không làm thay đổi các chỉ số về chức năng gan. So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Đức Thọ và Phạm Khánh Biền cũng như nghiên cứu của Trần Thị Loan và cộng sự thì kết quả tương tự nhau, mặc dù số lượng của các tác giả này ít hơn của nghiên cứu này rất nhiều.

So sánh cùng với nghiên cứu hiệu quả của viên nang CRILA đối với UCNTC ở giai đoạn 1 và 2 thì cũng thấy kết quả tương tự, nghĩa là viên nang CRILA không làm tổn hại đến chứa năng gan.

Sự thay đổi chức năng thận

Sự thay đổi chức năng của thận thông qua các chỉ số creatinin và urê trước và sau khi điều trị. Các kết quả thăm dò chức năng thận sau các đợt điều trị đều có giá trị trung bình nằm trong giới hạn bình thường. Sự khác biệt giữa các đợt điều trị cũng như trước và sau điều trị không có ý nghĩa thống kê, có thể kết luận viên CRILA không ảnh hưởng lên chức năng gan và thận của người sử dụng.

Thuốc hiệu quả và giá thành hợp lý

Kết luận tại buổi nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ: “ Đánh giá hiệu quả và khả năng chấp nhận thuốc CRILA trong điều trị UCNTC”, do PGS-TS. Vương Tiến Hoà, Bệnh viện Phụ sản TW làm chủ nhiệm đề tài, GS-TS. Phạm Thanh Kỳ, trường đại học dược Hà Nội, chủ tịch hội đồng khoa học, đã kết luận: “ Đề tài nghiên cứu có tính thực tiễn cao và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, vì bệnh u xơ tử cung là bệnh hay gặp, có tỷ lệ lớn ở phụ nữ hiện nay, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa phác đồ điều trị hiệu quả và an toàn từ nguồn dược liệu trong nước, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh”.

Theo GS-TS. Phạm thanh kỳ, đề tài nghiên cứu này đã thực hiện đầy đủ các mục tiêu theo đúng đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được Bộ y tế phê duyệt. Phương pháp nghiên cứu bảo đảm tính khoa học, khách quan, kết quả đáng tin cậy. Về sản phẩm thuốc viên CRILA, đây là loại thuốc đồng nhất, bảo đảm tiêu chuẩn. Về giá thành, thuốc CRILA rẻ hơn thuốc ngoại nhập.

Về kết quả nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu đã hoàn thành 2 mục tiêu đề ra:

– Thuốc có hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân u xơ tử cung (đặc biệt là đối với u xơ tử cung có kích thước từ 6 cm trở xuống), với hiệu quả điều trị đạt 79,5%.

– Thuốc có độ an toàn cao, không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và các chức năng sống khác của cơ thể.

Dùng Trinh Nữ Hoàng Cung để điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt

Phì đại lành tính tuyến tiền liệt còn gọi là tăng trưởng lành tính tuyến tiền liệt, là bệnh thường gặp ở nam giới trên 45 tuổi. Bệnh ngày càng được quan tâm do tuổi thọ người dân ngày càng tăng cao, nhất là các nước đang phát triển, tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi, đạt tới 86% ở lứa tuổi 81-90. Theo ước tính, ở Hoa Kỳ hàng năm khoảng 11,7 triệu lượt người tới khám vì những biểu hiện của bệnh này, trong đó có khoảng 400000 bệnh nhân được phẫu thuật. Ở Việt Nam, theo điều tra dịch tễ của GS-TS. Trần Đức Thọ và cộng sự, cho thấy tỉ lệ mắc bệnh (qua việc đo thể tích trên siêu âm) khoảng 63,8% nam giới trên 50 tuổi, trong đó tỉ lệ này tăng lên đến 73,1% ở nhóm tuổi từ 75 trở lên.

Hiện nay việc chẩn đoán phì đại lành tính tuyến tiền liệt dựa vào các biện pháp:

– Khám lâm sàng và đánh giá rối loạn tiểu tiện.

– Thăm khám trực tràng.

– Siêu âm tuyến tiền liệt.

– Định lượng PSA.

Phì đại lành tính tuyến tiền liệt gây ra rối loạn tiểu tiện, biểu hiện ở hai hội chứng kích thích và tắc nghẽn, gây nhiều biến chứng như nhiễm khuẩn, bí tiểu, sỏi bang quang, túi thừa bang quang, suy thận…ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Hiện có nhiều phương pháp để điều trị các rối loạn tiểu tiện do phì đại lành tính tuyến tiền liệt gây ra:

+ Điều trị nội khoa: thuốc hormone, các thuốc kháng androgen, thuốc ức chế 5α-reductase, thuốc chẹn α 1 adrenergic, thuốc thảo mộc.

+ Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật bóc tách Phì đại lành tính tuyến tiền liệt, phẫu thuật nội soi.

Ở người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh phối hợp, nên không phải trường hợp nào cũng can thiệp bằng ngoại khoa được. Các thuốc điều trị nội khoa cũng có nhóm gây một số tác dụng không mong muốn, một số thì giá thành tương đối cao.

Trinh Nữ Hoàng Cung là một cây thảo dược đã được nhân dân trồng nhiều tại nhiều vùng và sử dụng như là một loại thuốc có tác dụng làm hạn chế sự phát triển của khối u ở cổ tử cung và tuyến tiền liệt.

Để hoàn thiện dạng thuốc cho dễ sử dụng và bảo quản, Công ty CP Dược liệu TW2 đã chuyển thành dạng viên nang từ cao khô alcaloid của cây Trinh Nữ Hoàng Cung.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đề đánh “ Đánh giá tác dụng điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng viên nang Trinh Nữ Hoàng Cung”. Công trình sử dụng viên nang Trinh Nữ Hoàng Cung do Công ty CP Dược liệu TW2 sản xuất để điều trị cho 189 bệnh nhân phì đại lành tính tuyến tiền liệt, tiến hành tại 3 Trung tâm: Viện lão khoa- bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM, Bệnh viện Y học Cổ truyền TW, chủ nhiệm đề tài là GS-Tiến sĩ. Trần Đức Thọ, Viện lão khoa.

Tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt (TTL) và túi tinh giữ vị trí cửa ngõ bảo vệ bàng quang và ống tinh, ngăn cản hoặc làm chậm trễ sự tấn công của các yếu tố bệnh lý bên ngoài. TTL là 1 tuyến sinh dục phụ nằm ở sau khớp mu, phía trên là hoành niệu dục, trước trực tràng tập trung và ống dẫn tinh. TTL gồm nhiều vùng và mỗi vùng có nhiều ống tuyến tập trung vào 1 lỗ đổ vào niệu đạo.

Cấu tạo của tuyến tiền liệt

Khái niệm chia thành các thuỳ gần đây đã không được công nhận. Từ năm 1954, Frank đã cho rằng tuyến tiền liệt chia thành các lớp riêng biệt có một vùng trong và một vùng ngoài. MC. Neal, Tissel và Solender (1975), Black Lock, Resnick. MI đã đưa ra sự phân định tổ chức học của TTL, nó có thể chia thành 5 vùng khác nhau:

– Tổ chức xơ liên kết ở phía trước là một lớp dày đặc bao toàn bộ mặt trước của tuyến. Nó gồm các cơ trơn bao bọc vùng niệu quản gần và thâm nhập vào cơ vòng trong và cơ chóp bàng quang. Tổ chức xơ liên kết chiếm 1/3 toàn bộ TTL. Ở đây không có tổ chức tuyến. Nếu tổ chức này phát triển mạnh sẽ bóp chít cơ vòng trong và cơ chóp bàng quang gây rối loạn tiểu tiện.

– Vùng ngoại vi gồm một số ống tận cùng gấp phía trước tạo thành một đài nhỏ bao quanh cơ vòng vân. Vùng này chuyến 75% tổ chức tuyến và thường bị ung thư.

– Vùng trung tâm gồm toàn bộ tổ chức tuyến tiền liệt còn lại được thấy trong phần nhỏ trung tâm này, nó tiếp xúc với niệu đạo ở mu. Về mặt tổ chức học nó giống tổ chức của túi tinh làm người ta nghĩ rằng nó cũng có nguồn gốc từ ống Wof. Giống như túi tinh, nó rất ít bị ung thư.

– Tổ chức bao quanh TTL, đây là vùng bé nhất và phức tạp nhất đối với các tổ chức vừa là tuyến vừa không tuyến. Nó gồm các cơ trơn hình trụ, chỉ chiếm khoảng 1% khối lượng tuyến tiền liệt.

– Vùng chuyển tiếp gồm một nhóm ống nhỏ, nối giữa phần xa và phần gần của niệu đạo. Nó chiếm khoảng 5% tổ chức tuyến và 15 đến 30% toàn bộ khối lượng tuyến. Mặc dù phần này không lớn về số lượng, ít quan trọng về chức năng nhưng lại là nơi hay phát triển thành u lành TTL.

TTL sinh ra từ xoang niệu dục, nó bắt đầu phát triển từ tháng thứ ba của bào thai, dưới tác dụng của DHT được chuyển từ testosterone nhờ enzyme 5α khử, chất 5α khử chỉ thấy có ở tế bào xoang niệu dục, bắt đầu từ tuần lễ thứ 12. Như vậy sự biệt hoá của xoang niệu dục thành TTL, đồng thời với sự xuất hiện của enzym 5α-reductase trong chính tế bào này, đây là tác dụng tại chỗ.

Cơ chế sinh bệnh của u TTL

Khi tuyến tiền liệt to ra, nó chèn ép vào niệu đạo phần trên gây giảm đường kính của niệu đạo, đó là quá trình tắc nghẽn cơ học. TTL bao gồm nhiều sợi cơ trơn, collagen và mô tuyến. Những sợi cơ trơn trong mô, trong bao TTL và cổ bàng quang chịu sự điều khiển của hệ adrenergic và hệ cholinergic, đặc biệt là α1-adrenergic. Khi có sự thay đổi tỷ lệ giữa các sợi cơ trơn, collagen và mô tuyến sẽ gây tắc nghẽn.

Chính sự tắc nghẽn đã làm cho co bóp của bàng quang không ổn định, dẫn đến sự phát triển quá sản, phì đại và lắng đọng collagen của bàng quang. Vì vậy nó làm mất đi phản xạ tống nước tiểu bình thường và giảm đi sự đàn hồi của mô bàng quang. Rõ ràng là có nhiều yếu tố tham gia vào bệnh căn của quá sản TTL, tuy nhiên có 2 yếu tố nổi bật là tinh hoàn và tuổi tác. Vì sự tăng trưởng của tuyến tiền liệt được điều hoà bởi androgen, trong 1 thời gian dài, người ta cho rằng quá sản TTL chịu sự chi phối nội tiết. Bên cạnh đó có chứng cứ khẳng định, đó là vai trò của mô đệm trong sinh bệnh học TTL. Tất cả những điều đó nhằm giải thích sự tăng trưởng quá mức TTL ở người lớn tuổi, gồm: vai trò của các hormon ảnh hưởng của sự tương tác mô, giữa mô đệm và biểu mô, đó là vai trò của các yếu tố tăng trưởng, ảnh hưởng của các thành phần phản ứng viêm, vai trò của sự mất cân bằng giữa tăng sinh và chết của tế bào do giảm chết tế bào trong quá sản TTL lành tính và ung thư TTL.

Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt

Kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt (PSA- prostatic specific antigen) được tìm thấy năm 1971, trong tinh dịch người. Năm 1979 Bang vào cộng sự ở Học Viện Rosenwell Rark Memorial lần đầu tiên đã phân lập được PSA từ chất chiết của tuyến tiền liệt người. Năm 1980, các nhà khoa học đã định lượng được PSA trong huyết thanh, nhưng cho đến năm 1988, PSA mới được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng.

PSA là glycoprotein có trọng lượng phân tử thấp nhưng có khả năng miễn dịch cao. Bình thường PSA có nhiệm vụ làm loãng tinh dịch khi xuất tinh và biến đổi các peptid nhỏ của tinh dịch như seminogen và fibronectin. PSA có tiềm năng ức chế hiện tượng sinh trưởng mạch máu. Nồng độ PSA trong huyết thanh ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt tăng cao được coi như là một phản ứng đề kháng của cơ thể chống lại sự ác tính hoá biểu mô tuyến này.

PSA được sản xuất trong các túi tuyến của tuyến tiền liệt. Tại đây PSA có nồng độ cao hơn trong máu gấp một triệu lần. Khi hàng rào tế bào giữ PSA trong các túi tuyến bị phá huỷ, PSA thoát vào hệ thống tuần hoàn qua các mao mạch máu và các mao mạch bạch huyết làm tăng nồng độ PSA trong máu. Ở cơ thể bình thường, PSA được tiết vào huyết thanh một lượng rất nhỏ. Sau khi được bài tiết vào máu, thời gian bán huỷ của PSA trung bình là 2,5 ngày và biến mất hoàn toàn sau khoảng 2 tuần.

Ở Việt Nam, theo công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Đỗ Thị Khánh Hỷ, làm xét nghiệm PSA kết hợp thăm khám trực tràng cho kết quả bình thường, chẩn đoán phì đại lành tính tuyến tiền liệt được chấp nhận ở mức PSA dưới 10ng/ml.