Tại sao có tên là Trinh nữ hoàng cung (TNHC)?
Từ năm 1990 trong nhân dân đã có nhiều tin đồn về cây Trinh nữ hoàng cung có khả năng chữa trị ung thư, cây thuốc này được mang tên Trinh nữ hoàng cung là do lưu truyền trong nhân dân. Theo Gs. Đỗ Tất Lợi đã viết trong quyển “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” do NXB Y học 2003 trang 511: “Tên Trinh nữ hoàng cung do cây này được dùng để trị bệnh cho những phụ nữ còn trinh tiết được tuyển chọn vào cung vua nhưng không được vua chú ý nên mắc một số bệnh riêng của những phụ nữ sống trong cùng hoàn cảnh” và Trinh nữ hoàng cung có tên khoa học là Crinum latifolium L.. Nhưng để khẳng định cây Trinh nữ hoàng cung của Việt Nam có phải là cây náng có tên Crinum latifolium L. do ông Linné định danh hay không? Việc này cần phải được nghiên cứu, so sánh bộ gen (ADN) của Trinh nữ hoàng cung có ở Việt Nam với bộ gen của cây Crinum latifolium L. do Linné định danh đã được lưu giữ trong ngân hàng gen thế giới.
Ts.Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã tiến hành nghiên cứu đa hình di truyền tập đoàn các giống TNHC (7 giống) & phát hiện đặc tính di truyền riêng biệt của cây TNHC (Crinum latifolium L. ) có ở Việt Nam là nguyên liệu sản xuất viên thuốc Crila và đã được cấp bản quyền tác giả đồng thời là chủ sở hữu số 335/2008/QTG. Từ công trình nghiên cứu này đã tìm thấy bộ gen của cây TNHC có ở Việt Nam. Cây TNHC của Việt Nam là một cây mới được phát hiện từ năm 1990. Do đó đến năm 1993 Gs. Đỗ Tất Lợi là người đầu tiên viết giới thiệu cây TNHC trên báo Khoa học Phổ thông. Sau đó các tài liệu khoa học viết về cây TNHC Việt Nam cũng đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước về thành phần hóa học cũng như về tác dụng dược lý của cây TNHC Việt Nam. Nhưng về phần nghiên cứu để xác định chính xác TNHC Việt Nam có phải là cây Crinum latifolium L. do nhà thực vật học Linné định danh hay không? Để khẳng định điều đó, Ts. Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã gửi bộ gen của cây TNHC Việt Nam sang Viện Nghiên cứu Di truyền Hoa Kỳ để so sánh gen của TNHC Việt Nam với bộ gen của Crinum latifolium L. của ông Linné . TNHC vẫn còn là ẩn số, thời gian tới sẽ có câu trả lời chắc chắn trên cơ sở nghiên cứu so sánh về gen của cây thuốc này.
Mô tả: Trinh nữ hoàng cung, tên khoa học là Crinum latifolium L., họ thủy tiên. Là một loại cỏ, thân như củ hành Tây to, đường kính 10-15 cm, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15 cm, có nhiều lá mỏng dài từ 80-100 cm, rộng 3-8 cm, hai bên mép lá lượn sóng, bẹ lá úp vào nhau thành thân giả dài khoảng 8-15cm, có màu đỏ tía, lá mỏng hình dải, mép lá dài 70-120 cm, rộng 3-9cm, gân lá song song. Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30-60 cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu đỏ tím, từ thân mọc rất nhiều củ con có thể tách ra để trồng riêng dễ dàng.
Nhân dân ta thường nghĩ TNHC chỉ mọc ở Thái Lan và Campuchia, nhưng thực tế cây cũng đã có từ lâu ở nước ta.
Về hình dáng, trinh nữ hoàng cung có hình dáng bên ngoài rất giống với cây náng hoa trắng, cây huệ biển… Lá khô của cây TNHC, cây huệ biển và cây náng hoa trắng hoàn toàn giống nhau về mùi vị (mùi giống như mùi thuốc lá), màu vàng nhạt, kích thước chiều dài và bề rộng của lá…
Sự nhầm lẫn nhiều khi rất nguy hiểm, nó không những không giúp cho điều trị mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe do thành phần hóa học của cây náng khác có những chất độc ảnh hưởng đến gan, thận.
Tác dụng dược lý:
Các alcaloid được chiết xuất từ lá cây TNHC có tác dụng điều trị bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt và u xơ tử cung (hay còn gọi là u cơ nhẵn tử cung) – Đây là công trình nghiên cứu của Tiến Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm và các cộng sự trong và ngoài nước như Giáo sư Đỗ Tất Lợi, TSKH D.Fuchs thuộc Viện Hóa học và Hóa sinh học các hoạt chất chống ung thư và AIDS (Áo), GS.VS Simeon Popov, E.Zvetkova (Bungaria) đã nghiên cứu chiết xuất và xác định thành phần hóa học của các alcaloid có trong cây TNHC. Sau hơn 15 năm nghiên cứu về cây thuốc quý này với các dự án cấp nhà nước và đề tài cấp Bộ đã được hội đồng khoa học cấp nhà nước và cấp bộ đánh giá cao, TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã tạo ra thuốc Crila là viên thuốc đầu tiên trên thế giới điều trị u xơ tử cung sản xuất từ dược thảo Việt Nam và đã được cấp bản quyền tác giả.
Thực hiện chủ trương của Bộ Y tế phải kết hợp tốt giữa chữa bệnh và phòng bệnh Ts Trâm đã nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho Công ty TNHH Thiên Dược sản xuất 2 sản phẩm thực phẩm chức năng là Crilin và trà TNHC.
Hiệu quả điều trị của thuốc Trinh nữ hoàng cung và các chế phẩm liên quan (Crila)
Để đảm bảo tính an toàn cho người bệnh, các sản phẩm thuốc trước khi được phép lưu hành toàn quốc phải được thử nghiệm lâm sàng theo quy chế 371 của Bộ Y tế qua 3 giai đoạn tại 3 bệnh viện. Viên Crila đã được thử nghiệm lâm sàng tại các bệnh viện: Viện Lão khoa TW, Bệnh viện Y học Cổ truyền TW, bệnh viện Y học Cổ truyền Tp Hồ Chí Minh, bệnh viện Phụ sản TW, bệnh viện Phụ sản Từ Dũ trên hàng ngàn bệnh nhân. Kết quả thử nghiệm lâm sàng đối với bệnh nhân u xơ tử cung hiệu quả điều trị đạt 79,5% và hiệu quả điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt đạt 89,18%. Thuốc Crila được đánh giá có độ an toàn cao, không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và các chức năng khác của cơ thể. Tuy nhiên Crila cũng có tác dụng không mong muốn đối với một số bệnh nhân, là hiện tượng đầy bụng, nhưng chỉ vài ngày sau là trở lại bình thường và quen dần với thuốc hiện tượng đầy bụng sẽ mất dần.
Về tác dụng điều trị u xơ tuyến tiền liệt (phì đại tuyến tiền liệt ), chúng tôi sẽ đề cập đến trong số báo tới với chuyên đề dành cho nam giới.
Về điều trị u cơ nhẵn tử cung (UCNTC), PGS TS Vương Tiến Hoà (bệnh viện Phụ sản Trung ương) đã theo dõi kết quả thử nghiệm trên người tại 3 bệnh viện là bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM.
Kết quả: Sử dụng viên Crila để điều trị UCNTC có hiệu quả đạt tỷ lệ 79,5%.
Kết luận tại buổi nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ: “Đánh giá hiệu quả và khả năng chấp nhận thuốc Crila trong điều trị bệnh u cơ nhẵn tử cung (u xơ tử cung)”, chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu đã nhận định:
1) Thuốc có hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân u xơ tử cung (đặc biệt là đối với u xơ tử cung có kích thước từ 6cm trở xuống), với hiệu quả điều trị đạt 79,5%.
2) Thuốc có độ an toàn cao, không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và các chức năng sống khác của cơ thể.
Hiện nay, trong dân gian tiếng đồn về cây thuốc quý này đã được lan rộng trong cả nước, có một số bệnh nhân tự ý hái các cây náng khác giống TNHC đem về sắc uống, điều đó là đáng lo ngại, vì trong cây náng khác chưa được nghiên cứu có những chất độc và chất khác có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Hiện tại, nhóm nghiên cứu của Ts. Nguyễn Thị Ngọc Trâm cũng đang nghiên cứu một cây thuộc dòng náng giống TNHC có nguồn gốc từ Campuchia do các chiến sĩ quân đội đã từng công tác ở Campuchia mang về, cây thuốc này có thể hạn chế khả năng sinh đẻ nhưng đó mới chỉ là giả thiết phải chờ kết quả nghiên cứu mới có thể khẳng định được. Có người lo ngại uống TNHC sẽ không có thai, nếu đúng là uống thuốc được sản xuất từ cây TNHC thì sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của người phụ nữ mà còn điều hòa khí huyết tốt cho chị em phụ nữ, sẽ dễ dàng có thai hơn. Ts. Trâm- Giám đốc Cty TNHH Thiên Dược cho biết: “Nhân dân thường truyền kinh nghiệm cho nhau, lấy lá tươi của cây TNHC đun uống thay nước để phòng ngừa bệnh ung bướu, việc làm này rất nguy hiểm vì những cây náng này chưa được xác định có đúng là cây TNHC hay không, hơn nữa các cây TNHC trồng trong chậu cảnh không có hàm lượng hoạt chất chữa trị bệnh ung bướu”.
Qua trao đổi với Ts. Trâm – tác giả của viên Crila đã nghiên cứu TNHC từ 1990 đến nay, là người được trao giải thưởng Kovalevskaia 2006 thì người dân nên sử dụng những sản phẩm từ TNHC được nghiên cứu và trồng thành vùng trồng ổn định về hoạt tính sinh học và trồng theo quy trình GAP (Good Agricultural Practice) mới có hiệu quả điều trị và an toàn cho người bệnh. Hiện nay những cây cấy mô so với cây TNHC nhân giống tự nhiên là có sự khác biệt về hiệu quả điều trị, vì cây cấy mô giống cây mẹ về hình thái thực vật nhưng không giống cây mẹ về thành phần hóa học, đặc biệt là các nhóm chất Alcaloid và Flavonoid có hoạt tính ức chế sự phát triển của tế bào u đã không còn trong cây cấy mô hoặc có thì hàm lượng rất thấp.
Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, Ts. Nguyễn Thị Ngọc Trâm còn có ý kiến đề xuất với tòa báo chúng tôi lưu ý để người bệnh được biết, hiện nay ở Việt Nam có 12 cây thuộc chi Crinum, giống cây TNHC, trong đó cây náng trắng có độc tính ảnh hưởng đến gan, thận và có một cây náng khác được di thực từ Campuchia có thể gây vô sinh, tuy đó mới là tin đồn trong nhân dân nhưng phải thận trọng, một vài năm sau mới có kết quả để khẳng định lại thông tin này cho chính xác.
Hiện nay, TNHC đã được nghiên cứu, chế biến thành sản phẩm có chất lượng cao, vì vậy bà con khi dùng, nên tìm mua ở các hiệu thuốc, nhà sản xuất có uy tín, không nên tự ý kiếm, dùng, có khi không hết bệnh mà lại còn ” tiền mất tật mang”.
Lương Y Hoàng Duy Tân.