n thế giới có tác dụng đối vớCrila là viên thuốc đầu tiên trêi bệnh u xơ tử cung và là một trong ba viên thuốc điều trị Phì đại lành tính tuyến tiền liệt

Báo chí

Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm với sản phẩm Crila từ cây trinh nữ hoàng cung

01/08/2016

Trong khi Việt Nam đang phải nhập khẩu rất nhiều loại thuốc, thì sản phẩm thuốc Crila có nguồn gốc từ thảo dược Việt Nam đã âm thầm xâm nhập vào các thị trường khó tính trên thế giới.


Thuốc Việt được tin dùng

TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm liên tục nhận được những cuộc gọi của bệnh nhân. Dù bận rộn với việc quản lý và nghiên cứu, bà vẫn tận tâm tư vấn trực tiếp cho từng người bệnh cách sử dụng thuốc. Thuốc Crila được Cục Quản Lý Dược ( Bộ Y Tế) cấp phép, chỉ định điều trị bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt từ năm 2005; chỉ định điều trị u xơ tử cung bằng viên Crila từ năm 2007, đã mở ra cơ hội cứu chữa cho hàng ngàn người bệnh. Bà tự hào cho biết: Suốt 8 năm qua, thuốc Crila đã được người bệnh tin dùng. Có những người dùng thuốc trị được khối u xơ tử cung và đã sinh đẻ được, quyết định đặt tên cho con gái là Trâm để nhớ ơn bà.

Không chỉ có mặt trong nước, thuốc Crila còn vươn ra cả thị trường thế giới. Những chuyễn hàng đầu tiên thâm nhập thị trường Mỹ cũng thật giản dị. TS Ngọc Trâm chia sẻ: Việc tiếp thị sản phẩm đều nhờ cả vào…bệnh nhân. Chính những bệnh nhân đã dùng thuốc thấy việc điều trị có hiệu quả đã giới thiệu cho người thân, bạn bè tìm đến. “ Hữu xạ tự nhiên hương”, khách hàng ở các nước bắt đầu chú ý và đặt mua.

TS Ngọc Trâm cho biết: Bản thân là một nhà khoa học, nguồn tài chính hạn hẹp, việc đưa sản phẩm thuốc Việt Nam ra thị trường quốc tế gặp không ít khó khăn. Chính hiệu quả điều trị của sản phẩm thuốc Crila và giá thành hợp lý, được người bệnh trong nước và nước ngoài. Từ năm 2010, TS Ngọc Trâm đã hợp tác với Công ty Crinum Health phân phối thuốc Crila tại thị trường Mỹ. Không dừng lại, sản phẩm thuốc của Việt Nam tiếp tục thâm nhập vào thị trường Canada, Nga, Pháp…Bệnh nhân thêm niềm vui, tự hào của TS Ngọc Trâm: “Dược liệu Việt Nam đã có sản phẩm thuốc chất lượng ngang tầm với quốc tế và người bệnh các nước tin dùng”.

Triết lý kinh doanh của…Nhà khoa học

TS Ngọc Trâm suy nghĩ giản dị: Ở nước nào cũng vậy, bệnh nhân nghèo vẫn là số đông. Dù hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, bà vẫn giữ suy nghĩ, tình cảm của một người làm khoa học: “Không đặt lợi nhuận lên cao nhất mà hướng tới đời sống dân sinh, phục vụ người nghèo”.

Để có được giá thành thấp, quy trình sản xuất phải thật chặt chẽ, tiết kiệm tối đa; tránh tốn thêm kinh phí cho quảng cáo, tiếp thị. Bà vẫn tin vào luật nhân quả, không muốn đổ thêm gánh nặng chi phí cho những bệnh nhân nghèo.

Để làm được điều này, TS Ngọc Trâm đi theo mô hình khép kín từ nghiên cứu, nuôi trồng, thu hoạch, đến nhà máy sản xuất đều đạt tiêu chuẩn, quy định của Việt Nam và Quốc tế. Đồng thời, có sự kiểm định khắt khe và được kiểm nghiệm, đánh giá lâm sàng đủ điều kiện đề đưa sản phẩm ra thị trường thế giới.

TS Ngọc Trâm vẫn còn nhớ những ngày công bố công trình nghiên cứu thuốc chữa bệnh u xơ tuyến liệt bào chế từ các alcaloid được chiết xuất từ lá cây Trinh nữ hoàng cung Việt Nam (Crinum latifolium L) trong năm 2004. Tuy công trình có tính thực tiễn rất cao nhưng lại không có doanh nghiệp nào nhận chuyển giao công nghệ. Bà phải tự mình xoay xở đưa sản phẩm ra thị trường phục vụ cộng đồng. Những ngày đầu, bà gặp phải không ít khó khăn. Thậm chí, bà phải cầm cố sổ “đỏ” để vay vốn ngân hàng mua trang thiết bị, máy móc sản xuất.

Đến nay, đã có nhiều thành công trong hoạt động nghiên cứu, kinh doanh, nhưng TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm vẫn còn không ít trăn trở. Nước ta có nguồn dược liệu vô cùng phong phú, đa dạng nhưng thuốc do Việt Nam sản xuất vẫn còn hạn chế. Việt Nam vẫn chưa có nhiều những chính sách cụ thể nhằm động viên các nhà khoa học tập trung vào nghiên cứu. Đối với các nhà khoa học, nhiều công trình nghiên cứu có tính ứng dụng cao nhưng vẫn khó chuyển giao công nghệ để phục vụ cộng đồng. Theo TS Ngọc Trâm, Việt Nam hiện nay vẫn chưa tổ chức ra những công ty chuyên tiếp xúc và chuyển giao công nghệ của các nhà khoa học. Không phải nhà khoa học nào cũng đủ tài chính, khả năng để tự đưa sản phẩm nghiên cứu của mình ra thị trường. “Nếu có cơ chế khuyến khích, quản lý hợp lý thì Việt Nam có thể chủ động cung ứng được 70% nhu cầu thuốc, với giá thành thấp, giảm bớt gánh nặng cho hàng triệu bệnh nhân”, TS Trâm khẳng định.

H.Hòa

Nhằm nâng cao hiệu quả đóng góp của nữ tri thức cho kinh tế xã hội, tạo ra một diễn đàn hấp dẫn và bổ ích để tìm hiểu về Luật Sở Hữu trí tuệ và thúc đẩy việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của nhà khoa học nữ, Hội nữ tri thức Việt Nam đã chủ trì thực hiện dự án: “Nữ tri thức Việt Nam với hoạt động sáng tạo”. Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP), Công ty CP Truyền thông, Giáo dục và Công Nghệ MEDUTEC.

Ngày 08/07/2013, TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm được Hội Nữ Trí Thức Việt Nam mời tham dự Tọa đàm số 7 của chương trình: “Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ và Nghiên cứu Khoa học”. Chương trình thuộc Dự án: “Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sáng tạo” và được phát sóng trên Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (kênh VTC1) vào lúc 10h15 thứ 7, ngày 27/7/2013 và web www.hoinutrithucvietnam.org.vn