n thế giới có tác dụng đối vớCrila là viên thuốc đầu tiên trêi bệnh u xơ tử cung và là một trong ba viên thuốc điều trị Phì đại lành tính tuyến tiền liệt

Báo chí

Hiểu thêm về hoạt chất kháng u trong cây trinh nữ hoàng cung

10/07/2016

Trinh nữ hoàng cung có hình thái bên ngoài giống 6 loại cây náng lá rộng, nhưng khác biệt về hoạt chất chữa bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

Tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm – Giám đốc Công ty Thiên Dược có gần 30 năm nghiên cứu sâu rộng về trinh nữ hoàng cung. Bà từng nhận giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ cho cụm công trình nghiên cứu liên quan đến loại cây này.

Tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm (Áo đen) hướng dẫn cách nhân giống trinh nữ hoàng cung.

– Hoạt chất nào trong cây trinh nữ hoàng cung có khả năng kháng u, thưa tiến sĩ? 

– Trinh nữ hoàng cung có khả năng điều trị bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt nhờ các hoạt chất đặc trưng như ambelline, 1β, 2β-epoxyambelline… và một số chất khác trong 16 alcaloid. Chúng có tác dụng làm giảm khả năng chuyển testosterone sang dihydrotestosterone, nguyên nhân gây bệnh tuyến tiền liệt. Các chất này đã được tôi nghiên cứu và công bố trên tạp chí hóa học nước ngoài.

– Hoạt chất chữa bệnh trong trinh nữ hoàng cung khác cây náng hoa trắng như thế nào?

– Một số thông tin cho rằng, náng hoa trắng có hàm lượng lycorin (một chất alcaloid) cao hơn trinh nữ hoàng cung, do đó chữa bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt tốt hơn. Điều này không đúng. Bởi trong tự nhiên có khoảng 5.500 hợp chất alcaloid và 250 dạng cấu trúc khác nhau. Khả năng chữa bệnh của cây được tính theo số chất alcaloid có tác dụng sinh học chứ không phải mỗi lycorin. Mọi người lầm tưởng rằng alcaloid tính theo lycorin càng cao thì tác dụng sinh học chữa bệnh càng lớn. Hàm lượng alcaloid theo lycorin (tính theo phân tử lượng của lycorin), nhưng lycorin không phải là chất có tác dụng sinh học chữa trị khối u.

Trinh nữ hoàng cung (tên khoa học Crinum Latifolium L) và náng hoa trắng (Crinum Asiaticum L) cùng chi náng, nên đều có chất alcaloid tên là lycorin. Ngoài lycorin, trinh nữ hoàng cung còn chứa 16 alcaloid khác với tác dụng chữa bệnh riêng. Sự khác biệt về thành phần hóa học dẫn đến tác dụng sinh học khác nhau, nên không thể so sánh chúng.

Hoa trinh nữ hoàng cung.

– Làm thế nào để phân biệt trinh nữ hoàng cung với các cây cùng họ?

– Trinh nữ hoàng cung có hình thái bên ngoài giống 6 loại cây náng lá rộng, nhưng khác biệt về ADN, thành phần hóa học và tác dụng sinh học. Các loại cây này có hoạt chất kháng u hay không, cần phải nghiên cứu trên mô hình dược lý. Cách phân biệt chính xác nhất là dựa trên ADN.

– Người bệnh có thể dùng cây trinh nữ hoàng cung dưới những dạng nào?

– Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng trinh nữ hoàng cung bán trên thị trường, vì có nhiều cây giống về hình thức bên ngoài nhưng thực tế khác ADN và thành phần hóa học. Nhiều người nhầm cây náng lá rộng với trinh nữ hoàng cung, dùng sai gây ảnh hưởng đến sức khỏe và gặp tác dụng phụ. Thay vào đó, có thể sử dụng dạng viên bào chế được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm (Áo tím) kiểm tra khâu phơi nguyên liệu

– Để bào chế thuốc dược thảo, cần phải nghiên cứu thực vật học, thành phần hóa học, tác dụng sinh học, chiết xuất, bào chế rồi nghiên cứu tiền lâm sàng để tìm hiểu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn. Sau đó, thực hiện nghiên cứu lâm sàng 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 thử nghiệm trên 10-30 người khỏe mạnh tình nguyện. Giai đoạn 2 thì cỡ mẫu tối thiểu 50 người. Đến giai đoạn 3, ba trung tâm cùng thực hiện với cỡ mẫu tối thiểu 100 bệnh nhân. Thực phẩm chức năng không cần thử nghiệm lâm sàng, nhưng thuốc điều trị bắt buộc phải có. Sau khi có kết luận của Hội đồng khoa học thuộc Bộ Y tế, mới chuyển lên Cục Quản lý Dược xem xét.

An San